1 2 3 4 5 6 7

Ẩm thực đường phố

 

 

Thức ăn đường phố hay thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường là các loại thức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn hay sẵn sàng để chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng được bày bán trên vĩa hè, lề đường ở các đường phố, khu phố đông người hoặc những nơi công cộng khác, chẳng hạn như một siêu thị, công viên, khu du lịch, điểm giải trí, khu phố ăn uống ngoài trời.
Thông thường thức ăn đường phố được bày bán trên các tiệm ăn di động, quán ăn tạm thời hay là từ một gian hàng di động cho đến các loại xe đẩy. Theo khái niệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng.
Hầu hết các thức ăn đường phố là các món phục vụ tại chỗ và là thức ăn nhanh. Thức ăn đường phố có giá vốn ít hơn một bữa ăn trong nhà hàng và nhanh chóng, tiện lợi, giá cả bán phải chăng nên sức cạnh tranh cao và được tiêu thụ với số lượng lớn. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thì khoảng 2,5 tỷ người ăn thức ăn đường phố mỗi ngày.Thức ăn đường phố thức ăn bán Take-out/Tke away, nghĩa là đồ ăn vặt (hàng rong, quà vặt), đồ ăn nhẹ (snack), thức ăn nhanh mua mang đi, nó được phân biệt bởi hương vị địa phương và được bán mua trên đường phố, mà không cần cửa hàng hay tiệm quán cần công trình xây dựng gì.
Từ lâu, thức ăn đường phố là một nhu cầu của người dân đô thị, việc phát triển các loại hình thức ăn đường phố là một nhu cầu tất yếu của xã hội, đem lại nhiều thuận tiện cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận tiện này là những mối nguy hại tới sức khỏe, tính mạng khách hàng, thậm chí là cả cộng đồng. Ngày nay có sự phân biệt và định nghĩa cập nhật là có ba loại thức ăn đường phố cơ bản là bán trong cửa hàng cố định, bán trên hè phố và bán rong. Qua đó xác định một số các loại thức ăn nhất định nào đó thuộc món ăn đường phố hơn là cách và nơi bài bán.
Ngày nay, mọi người có thể mua thức ăn đường phố và nhiều người chuộng thức ăn đường phố vì một số lý do, chẳng hạn như tiện lợi, để có được món ăn ngon với giá hợp lý trong một khung cảnh hòa đồng, để thử các món ăn dân tộc, hoặc để hoài niệm.
Hiện nay, thức ăn đường phố ngày càng trở nên phổ biến cùng với nếp sống đô thị hóa vì các mặt tích cực của nó đối với xã hội.
Nó cung cấp một nguồn thức ăn có chất lượng chế biến và dinh dưỡng tạm chấp nhận được với giá cả phải chăng và mang hương vị đặc biệt (do kinh nghiệm riêng của người chế biến). Thức ăn đường phố thường đa dạng và tiện lợi cho những người có thu nhập thấp và eo hẹp thời gian, đồng thời cũng hấp dẫn cả khách du lịch và những người có kinh tế khá thuận tiện cho người tiêu dùng, nguồn thức ăn đa dạng, hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho xã hội.
Ngoài ra bán thức ăn đường phố tạo được nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người, đặc biệt là đối tượng phụ nữ, nguồn lao động chính tham gia vào dịch vụ ăn uống đường phố (nhất là phụ nữ, những người di cư từ nông thôn ra đô thị). Loại hình này đã mang đến cơ hội làm ăn, tạo bước khởi đầu cho những ai có vốn kinh doanh ít. Đầu tư ngành này cần ít vốn và không cần nhiều cơ sở trang thiết bị.
Đôi khi thức ăn đường phố còn là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia.
Bên cạnh mặt tích cực, nó cũng tiêu cực của nó, đó là.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Người bán thường còn hạn chế kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kinh tế hạn hẹp nên có thể thức ăn dễ biến chất làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Việc sản xuất và bày bán thiếu hạ tầng cơ sở và vệ sinh môi trường (cung cấp nước sạch, xử lý rác, chất thải, công trình vệ sinh) và tắc nghẽn giao thông.
Hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố cũng khó kiểm soát về an toàn thực phẩm hay vấn đề giấy phép kinh doanh do sự đa dạng, hoạt động tạm thời, mùa vụ.
Ngoài ra mối nguy cơ cho sức khoẻ cộng đồng như ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm, hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố còn có thể ảnh hưởng tới cảnh quan và văn minh đô thị.
Các loại thức ăn đường phố
Thức ăn đường phố thường là một nhóm các món ăn, thức ăn thông thường, phổ biến trên thế giới, trong đó có thể kể đến một số món đặc sản như là:
Tại Châu Mỹ
Ở Châu Mỹ có nhiều món ngon như món Taco ở San Miguel de Allende, México, là những khoanh thịt từ một khối thịt heo màu đỏ nhạt đang được nướng trên một cái xiên rồi đặt vào giữa hai lớp bánh mỏng làm bằng bắp, sau đó rắc thêm một ít xốt dứa có vị mặn. Ở Cartagena, Colombia thì có món Arepas là cái bánh tráng tròn và dẹp làm bằng bột bắp, chứa đầy phô mai hoặc trứng rồi được nướng hay chiên giòn tan.
Thịt heo ướp nướng và gà nướng ở Ocho Rios, Jamaica, món ăn này xuất xứ từ những người nô lệ Maroons đào thoát khỏi Jamaica vào thế kỷ 17 đã sống bằng thịt lợn rừng và để bảo quản thức ăn, họ xát lên thịt một hỗn hợp gia vị. Ngày nay, món thịt nướng ở Jamaica được ướp với đủ thứ gia vị như nhục đậu khấu, húng tây.Thường thì gà được dùng nhiều hơn heo và lò nướng làm bằng các thùng dầu ăn thay vì bếp củi truyền thống.
Tại Châu Âu
Châu Âu cũng nổi tiếng với nhiều món như: Sandwich lòng bò ở Florence, Ý, là món được làm từ việc hầm bao tử bò với tỏi và hương liệu đến khi thấm, mềm rồi cho vào một ổ bánh giòn tan, điểm thêm chút xốt ớt đỏ hay xốt xanh bằng bạch hoa, ngò tây và cá trồng (anchovy). Xúc xích Currywurst (xúc xích thịt heo) ở Berlin, Đức, đây không phải loại xúc xích thông thường mà là thứ xúc xích dài khoảng 40cm, khi ăn được cắt thành từng khoanh, cho thêm xốt cà có trộn bột cà ri và ớt bột.
Ngoài ra còn có thể kể đến món khoai tây chiên ở Brussels, Bỉ. Khoai được chiên hai lần với dầu phộng tinh chế hay mỡ bò, trở nên xốp và giòn mà không béo, rồi được đổ lên trên xốt mayonaise, xốt tartar (trộn với hành, dưa leo v.v.), xốt cà chua, dứa hay bất cứ thứ xốt nào trong khoảng mười thứ xốt được bày ra.
Tại Châu Á
Singapore là nơi tụ họp đông đảo người dân châu Á: Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia. Tại Old Airport Road Food Centre, có món ăn kiểu Ấn: cà ri đầu cá sôi, cơm gà Hải Nam (Trung Quốc), cua xốt ớt. Ở The Matter Road Seafood Barbecue có món cua đỏ mùi tỏi quyến rũ và rất nhiều thứ xốt khác. Còn ở Toa Payoh Rojak chỉ bán rojak, một loại salad gồm trái thơm, dưa leo cùng với nhiều loại rau trái khác, trộn với một loại xốt làm bằng me và tôm quết nhuyễn.
Ở Bangkok, Thái Lan có món gỏi đu đủ xanh hay còn gọi là Som tam là món đu đủ xanh giã trộn với đậu phộng, tôm khô, chút nước mắm, đường thốt nốt và nước cốt chanh rồi cho vào bịch nilông để khách hàng mang đi. Món Bhel Puri ở Mumbai, Ấn Độ gồm cơm, sev (mì sợi nhỏ chiên), khoai tây, hành tím và ngò. Trước khi ăn, tương ớt me được cho vào đĩa để không chỉ kích thích khẩu vị mà còn làm cơm và sev mềm đi, trở thành một hỗn hợp vừa mềm vừa giòn.
Các món ăn đường phố là một trong những nét của du lịch Campuchia với nhiều món ngon và độc đáo như: Châu chấu chiên ớt và rang giòn và bọ cạp chiên những món ăn côn trùng nổi tiếng của Campuchia, bánh tôm bao bột, Nước thốt nốt ngọt, chắt lọc từ hoa thốt nốt nên hương vị rất tinh khiết, được nấu thành đường, nước lá dùng để giải khát được bán rất nhiều trên đường phố Campuchia.
Tại Việt Nam
Thức ăn đường phố và các hàng rong là nét văn hoá riêng của cộng đồng người Việt. Nó phản ánh lối sống và sự phát triển xã hội ở Việt Nam[6] việc sử dụng thức ăn đường phố là thói quen của nhiều người Việt Nam. Việc phát triển loại hình dịch vụ thức ăn đường phố là nhu cầu tất yếu của cuộc sống, vì thuận lợi, rẻ tiền, giải quyết công ăn việc làm,… đặc biệt đối với các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa[6]
Đặc biệt là ở các đô thị đông dân và giá cả sinh hoạt tăng cao khiến nhiều người dân chấp nhận sử dụng các loại thức ăn đường phố.[10] Theo một số liệu điều tra của Trung tâm dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh thì tại đây có tới 95,5% người dân đang sử dụng thức ăn đường phố trong đó 51% dùng làm bữa ăn hàng ngày, 82% dùng làm bữa ăn sáng[11] Ở Việt Nam có nhiều món ngon như nem chua rán ở Hà Nội, ngoài ra các món ăn đường phố vô cùng đa dạng, phong phú như Hủ tíu, bún, cháo, mì Quảng, bánh canh, bánh mì kẹp, hủ tiếu gõ....
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà thức ăn đường phố mang lại cũng đồng nghĩa với nhiều nguy cơ không bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng ở Việt Nam, nhất là ở các quán hàng nhỏ lẻ tự phát thì nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm càng cao[6] đó cũng là những mối nguy tới sức khỏe, tính mạng người sử dụng, thậm chí là tới cả cộng đồng. Tại các đô thị lớn, quán ăn vỉa hè mọc lên rất nhiều, dù mất vệ sinh nhưng luôn đông khách. Các quy định về xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thức ăn đường phố đều không khả thi.
Thậm chí ở Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, từ hải đảo đến miền núi ở đâu cũng có thức ăn đường phố dưới nhiều hình thức đã và đang được phát triển rất mạnh và đa dạng, được bày bán nhiều trên vỉa hè, trước một số cơ quan đơn vị của các đường phố, các chợ, các bến tàu, bến xe, trước các cổng trường học, bệnh viện… sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào, mọi lúc, mọi nơi … còn khách hàng thì vẫn ăn uống ngay tại các quán vỉa hè mà không quan tâm hoặc chú ý gì đến vệ sinh và môi trường bị ô nhiễm bụi đường và khói do xe cộ các loại qua lại gây ra.Thực tế Việt Nam hiện nay, các cửa hàng ăn di động, gánh hàng rong, xe đẩy kém vệ sinh vẫn rong ruổi trên khắp các con đường của thành phố, tiến sát cổng các trường, chợ, bệnh viện. Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ các loại thức ăn đường phố là rất cao.
Theo một Điều tra Bộ Y tế Việt Nam về thức ăn đường phố tại 11 địa phương thì hầu hết bàn tay của người kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli như Hà Nội là 43,42%, Sài Gòn 67,5%, Đà Nẵng 70,7%, các thực phẩm, thức ăn cho dù đã được nấu chín nhưng qua kiểm tra vẫn phát ra nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hại. Tại Nam Định, 100% mẫu các loại giò, chả, nem chua, lòng heo chín có vi khuẩn E.coli, còn tại Thành phố Hồ Chí Minh là 90% bị nhiễm E.Coli, ngoài ra mặt hàng kem bán tại các cổng trường học ở đây cũng nhiễm tới 96% có vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa.
Cũng theo một số liệu của nhà chức trách trong năm 2002 cho biết qua kiểm tra 371 bếp ăn tập thể, cơ sở đạt yêu cầu vệ sinh là 85%, trong 53 mẫu bánh phở được xét nghiệm vẫn còn 48,2% số mẫu chưa đạt tiêu chuẩn về lý - hóa, 79 mẫu tương ớt tại các quầy phở có 85% số mẫu không đạt yêu cầu. Xét nghiệm phẩm màu trong bánh kẹo, bỏng, kem, nước giải khát vẫn còn 5/94 mẫu không đạt yêu cầu. Trong 50 mẫu chè thập cẩm các loại phát hiện 6 mẫu sử dụng cy-clam-ma-ty (chất tạo ngọt) không được phép sử dụng.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh có đến 84,3% thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, 85,7% bán hàng ở lòng lề đường, trong đó 27% bán ở các nơi gần cống, rãnh, bãi rác, nhà vệ sinh công cộng và đã có gần 30% khách hàng khi ăn thức ăn đường phố bị ngộ độc (ói mửa, tiêu chảy, đau bụng) ngay sau khi sử dụng, 3,5% trong số đó phải nhập viện. Trong năm 2010 đã thanh tra 25.434 cơ sở kinh doanh thực phẩm, phát hiện 3.940 cơ sở vi phạm. Trong đó, vi phạm nhiều nhất là sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở môi trường không đảm bảo vệ sinh (gần 20%), thiết bị dụng cụ chứa đựng thực phẩm không an toàn vệ sinh (16%), phần lớn vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc hộ kinh doanh nhỏ, cố định và người bán thực phẩm đường phố.
Một kết quả khác cũng ở tại Thành phố Hồ Chí Minh là có đến 26,8% trường hợp thức ăn đường phố được sử dụng để bán tiếp trong ngày hôm sau, có 28,9% khách hàng đã bị đau bụng, ói mửa, tiêu chảy sau khi ăn thức ăn đường phố (tỉ lệ nhập viện vì ngộ độc thức ăn đường phố là 3,5%), 43,5% người bán sử dụng tay (không dùng dụng cụ gắp thức ăn) để bốc thức ăn. Trong số đó có gần 1/2 người bán hàng có móng tay dài hoặc móng tay ngắn không sạch sẽ. Không người bán hàng nào đeo khẩu trang và tạp dề khi bán hàng như quy định. Ngoài ra, gần 30% điểm bán thức ăn đường phố đặt gần bãi rác, nhà vệ sinh, khu vực cống rãnh, 100% cơ sở bán không đủ nước sạch sử dụng[9]... Trên thị trường vẫn trôi nổi nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc có sử dụng những phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế như phẩm màu RhodamineB, hàn the, phooc-môn.[16]
Theo kết quả điều tra khác, thức ăn chín đường phố Hà Nội có tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli từ 70-90% với món nộm thập cẩm, nem chua, giò, nem chạo... Cũng theo điều tra này, bàn tay người làm dịch vụ thực phẩm rất bẩn. Cũng tại Thủ đô, tỷ lệ bàn tay người làm dịch vụ thực phẩm thức ăn đường phố nhiễm E.coli chiếm tới hơn 40%. Các chuyên gia thực phẩm nhận định, với thực trạng chế biến thức ăn như thế, việc bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm bệnh đường ruột, nhiễm các loại giun, sán là điều khó tránh khỏiTại Huế, 98% cơ sở thức ăn đường phố không đạt chuẩn vệ sinh. Hiện tại có đến 98% cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, tỷ lệ nhiễm vi sinh vật trong mẫu thức ăn ở các quán ăn đường phố cũng lên tới gần 70%. Đặc biệt, hai loại thực phẩm đường phố thường xuyên được học sinh, sinh viên sử dụng là bánh mỳ và kem thì tỷ lệ không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lên đến gần 67.
Ở một số cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố thì công nghệ chế biến bẩn, nguồn thực phẩm kém chất lượng, đơn cử là những vụ việc được báo chí phản ánh như: Để có nồi nước lèo màu mỡ gà, nhiều gánh hàng rong đã cho vecni (varnish) dùng để đánh bóng gỗ vào nồi nước, khi chế biến thì những đống thịt bò, xương, hành, rau được xếp lổng chổng trên nền xi măng nhầy nhụa bùn đất và mỡ. Bát đũa thì được rửa trong một chậu nước đen sánh như nước cống, xung quanh chậu mỡ bò bám lâu ngày mốc đen kịt. Bát đũa rửa xong được tráng qua một lần nước[2] người bán bày thức ăn ngay trên nắp cống hoặc cạnh nơi tập kết rác đang bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bay đầy, đáp cả vào thức ăn.Thức ăn được đựng trong những túi ni lông hoặc đặt trên mấy viên gạch kê tạm bợ rồi bày ngay dưới đất, sát đường đi không cần che đậy.
Ở Việt Nam, 94% thức ăn đường phố bị thả lỏng, không thể quản lý, giám sát.[10][14] Bộ Y tế Việt Nam đã liên tục cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ thức ăn đường phố, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa quan tâm. Trái ngược với các cảnh báo này, tại các thành phố lớn, quán ăn vỉa hè vẫn mọc lên, dù biết mất vệ sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn, dịch tiêu chảy cấp, dịch tả, ngộ độc thực phẩm nhưng thực khách vẫn ăn và kẻ bán, người ăn vẫn tấp nập.Các nhà chuyên môn nhận định sự tái xuất hiện của bệnh tả trong thời điểm thời tiết chuyển dần sang hè sẽ có nhiều cơ hội phát tán nếu người dân không có ý thức phòng bệnh hiệu quả.
Người bán thức ăn đường phố thường không (hoặc ít) hiểu biết về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thậm chí một số người vì lợi ích trước mắt mà coi thường sức khỏe và sinh mạng của thực khách, kết cấu hạ tầng kém, đường sá, vỉa hè nhiều bụi bặm, nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm gần như nằm ngoài vùng kiểm soát của cơ quan chức năng. Việc bảo quản, chế biến thức ăn đường phố cũng thường không đảm bảo, nguyên liệu thường dễ bị nhiễm vi sinh vật, có giá rẻ và không rõ nguồn gốc... Dụng cụ chứa thức ăn không đạt tiêu chuẩn, thức ăn phần lớn không được che đậy, hay che đậy sơ sài, người bán hàng đều dùng bàn tay trần bốc thức ăn rồi đếm tiền. Các địa điểm bày bán thức ăn phần lớn được đặt ngay trên mặt đất, gần với cống rãnh, hố ga, nhà vệ sinh công cộng, bệnh viện. Một số liệu thống kê cho thấy đã có trên 55 vụ ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố gây ra làm hơn 1.300 người tử vong trong vòng ba năm (từ 2005 đến 2008).
Lịch sử phát triển và phong cách món ăn đường phố trên thế giới
Món ăn đường phố đã có ở thời Hy Lạp cổ đại; tuy nhiên, Tuy nhiên giới trí thức thời đó, như triết gia Theophrastus coi thường phong tục thức ăn đường phố. Bằng chứng về một số lượng lớn các nhà cung cấp thức ăn đường phố đã được phát hiện trong quá trình khai quật Pompeii ở nước Ý. Bằng chứng cho thấy thức ăn đường phố được tiêu thụ rộng rãi bởi những cư dân thành thị nghèo của La Mã cổ đại, ở những người dân cư thời đó phải ở những ngôi nhà chung cư không có lò nướng hoặc lò sưởi. Thời đó súp đậuvới bánh mì và bột ngũ cốc là bữa ăn phổ biến. Ở Trung Quốc cổ đại, thức ăn đường phố thường phục vụ cho người nghèo, mặc dù những cư dân giàu có sẽ cử người hầu mua thức ăn đường phố và mang về cho họ ăn tại nhà của họ.
Một người du lịch ở Florentine đã báo cáo vào cuối thế kỷ 14 rằng ở Cairo, mọi người mang theo những tấm vải dã ngoại làm bằng da bò để trải trên đường phố và ngồi trong khi họ ăn bữa ăn gồm thịt cừu nướng, cơm và đồ chiên mà họ mua từ những người bán hàng rong. Ở Thổ Nhĩ Kỳ thời Phục hưng, nhiều ngã tư có những người bán "miếng thịt nóng thơm phức", bao gồm cả thịt gà và thịt cừu đã được nướng chín. Năm 1502, Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên lập pháp và tiêu chuẩn hóa thức ăn đường phố.
Các khu chợ Aztec Nam Mỹ trước thời kỳ thực dân Tây Ban Nha có những người bán đồ uống như atolli ("một loại bánh làm từ bột ngô"), gần 50 loại tamales (với các thành phần từ thịt gà tây, thỏ, gopher, ếch và cá cho đến trái cây, trứng và ngô. hoa), cũng như côn trùng và các món hầm. Sự đô hộ của Tây Ban Nha đã mang lại nguồn lương thực châu Âu như lúa mì, mía và gia súc cho Peru, nhưng hầu hết dân thường vẫn chủ yếu ăn theo chế độ truyền thống của họ. Nhập khẩu chỉ được chấp nhận ở mức cận biên của chế độ ăn uống của họ, ví dụ, lòng bò nướng bán bởi những người bán hàng rong. Một số người bán hàng rong từ thế kỷ 19 của Lima ở Peru như "Erasmo, người bán hàng sango 'negro'" và Na Aguedita vẫn còn được nhớ đến ngày nay.
Trong thời còn là thuộc địa Anh của Mỹ, "những người bán hàng rong bán hàu, bắp rang, trái cây và kẹo với giá rẻ cho mọi tầng lớp." Đặc biệt, hàu là một món ăn đường phố rẻ và phổ biến cho đến khoảng năm 1910 khi việc đánh bắt quá mức và ô nhiễm khiến giá cả tăng lên. Những người bán hàng rong ở thành phố New York vấp phải rất nhiều sự phản đối. Sau khi các hạn chế trước đó đã giới hạn giờ hoạt động của họ, các nhà cung cấp thức ăn đường phố đã bị cấm hoàn toàn ở Thành phố New York vào năm 1707. Nhiều phụ nữ gốc Châu Phi kiếm sống bằng nghề bán thức ăn đường phố ở Mỹ vào thế kỷ 18 và 19, với các sản phẩm từ trái cây, bánh ngọt và các loại hạt ở Savannah, đến cà phê, bánh quy, pralines và các loại đồ ngọt khác ở New Orleans. Cracker Jack bắt đầu là một trong nhiều cuộc triển lãm ẩm thực đường phố tại Columbian Exposition.
Vào thế kỷ 19, những người bán hàng rong ở Transylvania đã bán bánh quy gừng, kem trộn với ngô, cũng như thịt xông khói và các loại thịt khác được chiên trên các bình gốm với than nóng bên trong. [23] Khoai tây chiên, bao gồm các dải khoai tây chiên, có lẽ có nguồn gốc như một món ăn đường phố ở Paris vào những năm 1840. Thức ăn đường phố ở London thời Victoria bao gồm thịt ba chỉ, súp đậu, vỏ đậu trong bơ, váng sữa, tôm và lươn có thạch. Mumbai, Ấn Độ có hơn nửa triệu người bán thức ăn đường phố.
Văn hóa ẩm thực đường phố ở Trung Quốc lần đầu tiên được phát triển vào thời nhà Đường và tiếp tục phát triển qua nhiều thiên niên kỷ. Thức ăn đường phố tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong ẩm thực Trung Quốc với thức ăn đường phố trong khu vực tạo ra một sự quan tâm mạnh mẽ trong du lịch ẩm thực. Bởi vì cộng đồng người Hoa sinh sống, ẩm thực đường phố Trung Quốc đã có ảnh hưởng lớn đến các nền ẩm thực khác trên khắp châu Á và thậm chí còn giới thiệu khái niệm văn hóa ẩm thực đường phố sang các nước khác. Văn hóa ẩm thực đường phố của Đông Nam Á được hình thành bởi những người thợ nguội du nhập từ Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19.
Ramen, ban đầu được người Hoa di cư đến Nhật Bản khoảng 100 năm trước, bắt đầu như một món ăn đường phố cho người lao động và sinh viên. Tuy nhiên, nó nhanh chóng trở thành một "món ăn quốc gia" và thậm chí còn được biến tấu theo từng vùng.
Ở Thái Lan, thức ăn đường phố thường được bán bởi người dân tộc Hoa ở Thái Lan. Nó không trở nên phổ biến đối với người Thái bản địa cho đến đầu những năm 1960 khi, do sự gia tăng dân số thành thị và thu nhập tăng, nó đã "thay thế việc nấu nướng tại nhà." Khoảng 76% cư dân thành thị ở Thái Lan thường xuyên đến thăm người bán hàng rong. Sự trỗi dậy của ngành du lịch nước này cũng góp phần vào sự phổ biến của ẩm thực đường phố Thái Lan. Riêng 103.000 nhà cung cấp thức ăn đường phố của Thái Lan đã tạo ra doanh thu 270 tỷ baht trong năm 2017. Suvit Maesincee, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học, Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới, hy vọng phân khúc thức ăn đường phố của Thái Lan sẽ tăng 6-7% mỗi năm từ năm 2020 trở đi. Nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ ô nhiễm của thực phẩm mà những người bán hàng rong bán ở mức tương đương với mức độ ô nhiễm tại các nhà hàng. Những người bán hàng rong ở Bangkok ngày nay nuôi sống 40% dân số của thành phố đó.
Ở Indonesia - đặc biệt là Java, người bán đồ ăn và thức uống du lịch có lịch sử lâu đời, vì họ được mô tả trong các bức phù điêu đền thờ có niên đại từ thế kỷ thứ 9, cũng như được đề cập trong dòng chữ thế kỷ 14 như một dòng sản phẩm. Ở Indonesia, thức ăn đường phố được bán từ xe đẩy và xe đạp. Trong thời kỳ Đông Ấn thuộc địa của Hà Lan vào khoảng thế kỷ 19, một số món ăn đường phố đã được phát triển và ghi chép lại, bao gồm cả những người bán hàng rong trên đường phố satay và dawet (cendol). Sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa ẩm thực đường phố Indonesia hiện nay được đóng góp bởi quá trình đô thị hóa ồ ạt trong những thập kỷ gần đây đã mở ra cơ hội trong các ngành dịch vụ ăn uống. Điều này diễn ra trong các khu đô thị đang mở rộng nhanh chóng của đất nước, đặc biệt là ở Đại Jakarta, Bandung và Surabaya. Một số nền văn hóa coi việc vừa đi vừa ăn là không có văn hóa, vô học.
Thức ăn đường phố bán tự động có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng rất khác nhau giữa các vùng và các nền văn hóa. Ví dụ, Dorling Kindersley mô tả thức ăn đường phố của Việt Nam là "tươi và nhạt hơn so với nhiều món ăn trong khu vực" và "có nhiều rau thơm, ớt và chanh", trong khi thức ăn đường phố của Thái Lan là "bốc lửa "và" hăng với mắm tôm ... và nước mắm. " Món ăn đường phố đặc trưng của Thành phố New York là xúc xích, nhưng thức ăn đường phố của New York cũng bao gồm tất cả mọi thứ từ "falafel cay của Trung Đông hoặc gà ráng kiểu Jamaica đến bánh quế của Bỉ". Falafel rất phổ biến ở Trung Đông như đồ ăn nhanh. Những người bán nó trên đường phố phổ biến nhất ở các nước như Israel, Ai Cập và Syria. Falafel cũng là món ăn quốc gia của Israel. Falafel là một loại chả hoặc patê chiên giòn được làm từ đậu gà hoặc đậu fava và gia vị. Nó là một yêu thích của những người ăn chay. Jamaica Jerk Chicken là một món ăn truyền thống được phục vụ ở quần đảo Caribe. Nước xốt ban đầu yêu cầu các nguyên liệu chính thống của vùng Caribê như ớt scotch ca-pô, quả phúc bồn tử và đôi khi, gỗ từ cây nguyệt quế.
Thức ăn đường phố ở Thái Lan cung cấp nhiều lựa chọn gồm các bữa ăn sẵn, đồ ăn nhẹ, trái cây và đồ uống được bán bởi những người bán hàng rong hoặc người bán hàng tại các quán ăn hoặc xe bán đồ ăn bên đường. Bangkok thường được nhắc đến là một trong những nơi ngon nhất cho ẩm thực đường phố. Các món ăn đường phố phổ biến bao gồm pad thai (phở xào), som tam (gỏi đu đủ xanh), canh chua tom yum, nhiều loại cà ri Thái, đến xôi xoài
Thức ăn đường phố Indonesia là sự kết hợp đa dạng giữa các ảnh hưởng địa phương của Indonesia, Trung Quốc và Hà Lan. Thức ăn đường phố của Indonesia thường có vị khá nồng và cay. Nhiều món ăn đường phố ở Indonesia được chiên, chẳng hạn như gorengan địa phương (khoai tây chiên), nasi goreng và ayam goreng, trong khi súp thịt viên bakso, thịt gà xiên sa tế và salad rau gado-gado ăn kèm với nước sốt đậu phộng cũng rất phổ biến.
Ẩm thực đường phố của Ấn Độ cũng đa dạng như ẩm thực Ấn Độ. Mỗi nơi đều có đặc sản riêng để cung cấp. Một số món ăn đường phố phổ biến hơn là Vada pav, Misal pav, Chole bhature, Parathas, Bhel Puri, Sev Puri, Gol Gappa, Aloo tikki, Kebabs, Tandoori chicken, Samosa, Kachori, roll, Idli, pohe, Bread omelette, Egg bhurji, Pav bhaji, pulaw, kachchhi dabeli, Pakora, bhutta, barf gola, cà phê lạnh, lassi, badam lắc, Kulfi và Falooda. Ở các vùng nói tiếng Hindi của Ấn Độ, thức ăn đường phố thường được gọi là thức ăn nukkadwala (thức ăn "ở góc"). Ở Nam Ấn Độ, các món ăn như Mirchi Bajji, Punugulu, Chitti Garelu / Mini Vada, Chicken Pakodi, Mokkajonna (Ngô nướng than) là những món ăn đường phố nổi tiếng cùng với các món ăn sáng như Idli, Vada, Dosa, Poori, Bonda, v.v. Trong khi một số nhà cung cấp sắp xếp hợp lý các công thức của các món ăn phổ biến để bán chúng trên đường phố, một số nhà hàng đã lấy cảm hứng từ các món ăn đường phố sôi động của Ấn Độ.
Ở Hawaii, truyền thống ẩm thực đường phố địa phương là "bữa trưa trên đĩa" (cơm, salad mì ống và một phần thịt) được lấy cảm hứng từ hộp cơm của những người Nhật Bản đã được đưa đến Hawaii làm công nhân đồn điền. Ở Đan Mạch, xe xúc xích cho phép người qua đường mua xúc xích và xúc xích.
Ở Ai Cập, một món ăn thường được bán trên đường phố là ful, một món đậu fava nấu chậm.
Thức ăn đường phố Mexico được gọi là "antojitos" (được dịch là "ít thèm ăn") bao gồm một số loại tacos, chẳng hạn như tacos al pastor, huaraches và các loại thực phẩm làm từ ngô khác
Có một sự kỳ thị ở Nhật Bản là chống lại việc ăn khi đang đi trên đường. Tuy nhiên, trong những dịp đặc biệt như lễ hội, các đường phố ở Tokyo luôn tràn ngập những người bán đồ ăn như odango, sashimi, hàu và bạch tuộc.
Các khía cạnh văn hóa và kinh tế khác
Do sự khác biệt về văn hóa, phân tầng xã hội và lịch sử, cách thức mà các người doanh bán hàng rong gia đình được thành lập và hoạt động theo truyền thống khác nhau ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Thông thường, thành công của phụ nữ trong thị trường thức ăn đường phố phụ thuộc vào xu hướng bình đẳng giới. Điều này được chứng minh ở Bangladesh, nơi có rất ít phụ nữ bán hàng rong. Tuy nhiên, ở Nigeria và Thái Lan, phụ nữ chiếm ưu thế trong việc buôn bán thức ăn đường phố. Doreen Fernandez nói rằng thái độ văn hóa của người Philippines đối với bữa ăn là một "yếu tố văn hóa hoạt động trong hiện tượng thức ăn đường phố" ở Philippines bởi vì ăn "thức ăn ngoài trời, trong chợ hoặc đường phố hoặc cánh đồng" không mâu thuẫn với bữa ăn trong nhà. hoặc ở nhà "nơi" không có phòng ăn đặc biệt ". Nhiều nơi trên thế giới như Châu Á hay Châu Phi kinh doanh bán món ăn đường phố là cách thức sinh tồn, kiếm sống khả thi tốt nhất cho người nghèo và không có tay nghề chuyên môn cho công việc văn phòng hay công việc lao động nặng. Tại Tây Âu nền kinh tế phát triển nên kinh doanh bán món ăn đường phố là một hình thức kinh doanh chọn lựa hơn là vì lý do đồng vốn hay không có cơ sở, mặt bằng cửa hàng kinh doanh.
Các hiện tượng văn hóa khác ảnh hưởng đến thị trường thức ăn đường phố phụ thuộc vào hệ lụy văn hóa của việc xuống phố đi bộ ăn uống. Trong một số nền văn hóa, điều này được coi là kém văn minh,văn hóa tầng lớp thấp trong xã hội, chẳng hạn như văn hóa Nhật Bản hoặc Swahili. Mặc dù không được phép đối với người lớn, nhưng trẻ em có thể làm điều đó về mặt văn hóa. Ở Ấn Độ, Henrike Donner đã viết về "sự khác biệt rõ rệt giữa thực phẩm có thể ăn ở bên ngoài, đặc biệt là phụ nữ," và thực phẩm được chế biến và ăn ở nhà, với một số thực phẩm không phải của Ấn Độ là quá "lạ" hoặc bị ràng buộc quá chặt chẽ với -các phương pháp chuẩn bị tiện lợi được thực hiện ở nhà. [48]
Ở vùng Dar es Salaam của Tanzania, những người bán hàng rong mang lại lợi ích kinh tế ngoài gia đình của họ. Vì những người bán hàng rong mua thực phẩm tươi sống của địa phương, các khu vườn đô thị và các trang trại quy mô nhỏ trong khu vực đã mở rộng. [49] Tại Hoa Kỳ, những người bán hàng rong được cho là đã hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của Thành phố New York bằng cách cung cấp bữa ăn cho các thương gia và công nhân của thành phố. [50] Các chủ sở hữu thức ăn đường phố ở Hoa Kỳ đã có mục tiêu nâng cao tính di động, chuyển từ bán trên đường phố sang cửa hàng của riêng họ. [5] Tuy nhiên, ở Mexico, sự gia tăng số người bán hàng rong được coi là dấu hiệu của điều kiện kinh tế đang xấu đi, trong đó bán thực phẩm tự động là cơ hội việc làm duy nhất mà lao động phổ thông di cư từ nông thôn ra thành thị có thể tìm thấy.
Năm 2002, Coca-Cola báo cáo rằng Trung Quốc, Ấn Độ và Nigeria là một số thị trường phát triển nhanh nhất của họ: những thị trường mà nỗ lực mở rộng của công ty bao gồm đào tạo và trang bị cho những người bán hàng rong di động để bán sản phẩm của họ.
Tạp chí Libertarian Reason nói rằng ở Mỹ, các thành phố, xe tải thực phẩm phải tuân theo các quy định được thiết kế để ngăn chúng cạnh tranh với các nhà hàng bằng gạch và vữa. Ví dụ, ở Chicago, một quy định ngăn các xe tải bán thức ăn "... bán thức ăn trong phạm vi 200 feet xung quanh các nhà hàng truyền thống và do đó, cấm họ hoạt động khắp khu vực trung tâm thành phố", mà các nhà phê bình gọi là "chống quy tắc cạnh tranh "dành cho các nhà điều hành xe tải thực phẩm.
Kể từ năm 1984, Hội chợ đường phố Folsom ở San Francisco là nơi tổ chức một trong những hội chợ ẩm thực đường phố đa dạng nhất. Ngoài nhiều mặc đồ da và mọi người trong các trạng thái ăn mặc và trang phục khác nhau, sự kiện còn có khu ẩm thực ngoài trời phục vụ nhiều món ăn đường phố. Với số tiền quyên góp từ 10 đô la trở lên, du khách sẽ được giảm giá 2 đô la cho mỗi đồ uống mua tại hội chợ.
Vào năm 2018, nhiếp ảnh gia đường phố Michael Rababy đã ghi lại vào cuốn sách của mình, Folsom Street Food Court , lễ hội ẩm thực đường phố khét tiếng thế giới Folsom Street Fair.
Dịch vụ xem phim trực tuyến và truyền hình thông minh Netflix cũng đã giới thiệu các món ăn đường phố trên thế giới thông qua loạt phim truyền hình nổi tiếng Street Food, với tập đầu tiên tập trung vào Châu Á và tập thứ hai tập trung vào Châu Mỹ Latinh.