1 2 3 4 5 6 7

Ẩm thực chay Âu Mỹ

 

 

Không như ăn chay tại Châu Á do nguyên thủy từ nghi thức, triết lý, nhất là giáo lý Đạo Phật. Ăn chay tại Phương tây phát triển sau khi kiến thức về dinh dưỡng mang khía cạnh y học phát triển. Đây là hình thức là ăn chay chủ yếu vì sức khỏe Đây là hình thức là ăn chay chủ yếu vì sức khỏe.

Tại nhiều nước phương Tây, hình thức ăn chay chỉ kiêng thịt động vật, sử dụng sữa, trứng bình thường này rất phổ biến.. Người ăn chay kiêng thịt, nhưng vẫn dùng trứng và sữa để đảm bảo cung cấp đủ nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể gọi là ẩm thực Vegan.

Các món chay của Tây Phương do đó trong bữa ăn có thể vẫn có món thịt cá và kèm theo món rau cải, sa lát với nguyên liệu chính là từ rau củ, đậu, ngũ cốc v.v. Do đó Vegan được hiểu đơn giản là một cách bổ sung thức ăn cho cơ thể mà không sử dụng bất kì một loại thực phẩm nào bắt nguồn từ cơ thể động vật và sự bóc lột của động vật. Hay nói đơn giản hơn nó là cách ăn chay không thuần chay.

Tuy nhiên Vegan hiện nay trở thành ăn chay trọn vẹn hay nói cách khác là ăn thuần chay. Không được phép tiêu thụ bất cứ một loài động vật nào bao gồm gia súc, gia cầm, động vật hoang dã và các loại thịt của tất cả các loài động vật khác.
Dưới đây là 3 kiểu ăn chay thường gặp nhất khi nói về “ăn chay” phong cách, triết lý ẩm thực Tây Phương:

Avo-Lacto, phần lớn ăn thực phẩm từ thực vật nhưng vẫn ăn thực phẩm từ sữa và trứng. Không ăn cá, thủy hải sản.

Pescetarian vegetarian, không ăn thịt đỏ, thịt trắng. Phần lớn ăn thực phẩm từ thực vật nhưng vẫn ăn thực phẩm từ sữa và trứng, cá, thủy hải sản.

Vegan,chỉ ăn thực phẩm từ thực vật không ăn thực phẩm từ sữa và trứng, cá, thủy hải sản. Không ăn mật ong, sữa ong chúa.

Ngoài những kiểu ăn chay phổ biến nêu trên, còn một số loại khác, bao gồm:

Vegetarian 1 (trường chay 1): Không ăn trứng, tỏi, hành và gia vị có mùi nặng. Không ăn thịt, cá, hải sản nói chung. Ăn chủ yếu là thực phẩm từ thực vật và vẫn ăn thực phẩm từ sữa.

Lacto vegetarian (trường chay 2): Không ăn trứng, thịt, cá, hải sản nói chung. Ăn chủ yếu là thực phẩm từ thực vật và vẫn ăn thực phẩm từ sữa.

Semi-vegetarian hoặc flexitarian (Bán trường chay): Chủ yếu ăn thực phẩm từ thực vật, thỉnh thoảng có thêm thịt. Tức là hạn chế ăn thịt chứ không loại bỏ hoàn toàn. Các chế độ bán chay cụ thể bao gồm:

Pollotarian: Được ăn thêm thịt gà hoặc thịt các gia cầm khác, nhưng không ăn thịt từ động vật có vú.

Pollo-pescetarian: Được ăn cả thịt gia cầm và cá/hải sản, không ăn có thịt từ động vật có vú.

Macrobiotic diet: Chỉ được ăn thêm cá hoặc hải sản.

Pescetarian: Được ăn cá, hải sản, trứng, sữa.

Ẩm thực chay Tây phương rất chú trọng đến điểm thực đơn ăn chay vẫn cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất đạm, vitamin, chất béo v.v.
Ẩm thực chay thường mang đặc điểm trong các món ăn chay của Tây phương là:

  1. Cân đối khẩu phần hợp lý

Cân đối khẩu phần, các nhóm chất dinh dưỡng là điều cần thiết trước khi xây dựng thực đơn. Dù là bữa ăn bình thường hay bữa ăn chay thì tỷ lệ các chất vẫn cần đảm bảo: 60% năng lượng phân giải từ carbohydrate, khoảng 15% đạm và thấp hơn 30% chất béo.

  1. Xây dựng thực đơn ăn chay đủ chất

Ăn đúng và đầu đủ các thực phẩm bổ dưỡng. Chính vì thế, để đạt tác dụng tối đa, thực đơn ăn chay của Tây phương vẫn cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất đạm, vitamin, chất béo v.v.