Lá thúi địt
Dây thúi địt còn có tên khác là Mơ dại miền Bắc hay Kê thỉ đằng. Tên khoa học là Paederia foetida, là một loài thực vật với cái tên khác nhau như Skunkvine, Vine fièvre. Dây thúi địt nghe cái tên là… “mất vệ sinh” rồi, nhưng thật ra thì vò nát chiếc lá sẽ có màu xanh thẩm và có mùi… thui thúi như đánh rắm nên mới có tên là thúi địt.
Lí do dây thúi địt có mùi như vậy là bởi vì, trong lá thúi địt có chứa Paederia foetida được biết đến ở mùi lưu huỳnh rất mạnh, phát ra khi lá hoặc thân bị nghiền nát hay bị thâm tím. Điều này do một tinh dầu nguyên nhân chủ yếu cho ra mùi và được tìm thấy nhiều trong lá, chứa một hợp chất lưu huỳnh, chánh yếu là chất : disulfure de diméthyle. Nhưng dây thúi địt lại có thể ăn được và rất ngon, không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của người dùng đặc biệt nó được sử dụng trong nhiều phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc nam.
Tác dụng của dây thúi địt
Dây thúi địt còn gọi là dây mơ lông vì cả hai mặt của lá đều có nhiều lông, rất mịn. Cây có tinh dầu rất hăng, có mùi bisunfua cacbon, có hai chất ancaloit paderin và một tan trong ête kết tinh ở dạng kim nhỏ, một chất vô định hình, hơi tan trong rượu amylic, clorofoc và benzen.
Theo Thuốc Nam thì mơ lông vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng. Thường được dùng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới, tổn thương do trật đả.
Ngoài công dụng là thuốc chữa bệnh, thì dây thúi địt còn là một món ăn được nhiều người ưa chuộng khi kết hợp với thịt chó. Ở nông thôn, lá mơ còn được xem là một loại rau sạch để chế biến các món ăn như xào với đậu hũ, nấu canh, làm bánh hay thậm chí ăn sống chấm nước cá kho.
Ngoài các món ăn kèm với lá thúi địt tươi, bạn còn có thể học cách làm bánh lá thúi địt ngon và hấp dẫn với hướng dẫn dưới đây.
Đọc thêm