1 2 3 4 5 6 7
Gừng

Gừng

Loài cây đơn tử diệp, thân ngầm có nhiều nhánh, vị cay, dùng làm thuốc hay gia vị.

Gừng là một loài thực vật sinh trưởng dưới mặt đất, được xem là một lọai gia vị lâu đời đồng thời là một trong những lọai thảo mộc được áp dụng nhiều trong y học cổ truyền

Gừng có danh pháp hai phần: Zingiber officinale là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột.

Tên thuốc Bắc: khương, chữ Hán: 薑, tên khoa học: Zingiber officinale L., họ Zingiberaceae, có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Thường dùng gồm: để sống dùng: sinh khương, phơi khô: can khương, đem lùi: ổi khương

Có chứa tinh dầu, thành phần trong dầu là Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone. Tính cay ấm. Có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh. Mỗi lần dùng 4 - 10gr.

Là vỏ củ gừng phơi khô, kết hợp bốn loại vỏ khác như trần bì (vỏ quýt), phục linh bì (vỏ nấm phục linh), đại phúc bì (vỏ cau), ngũ gia bì (vỏ cây chân chim) phối thành thang ngũ bì ẩm nổi tiếng chuyên chữa phù thũng có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai bị sưng hai chân.

Tinh dầu (1% đến 3%), bao gồm zingiberene, sesquiphellandrene và beta-bisabolene.

Chất cay 1% đến 2.5% gingerols và shogaols, phần lớn trong số đó là 6-gingerol.

Các thành phần beta-sesquiphellandrene và (-) - zingi berene cao nhất trong gừng tươi, và phân hủy khi sấy và lưu trữ. Điều này lý giải vì sao y học cổ truyền Trung Quốc ưu tiên dùng thân rễ tươi trong điều trị cảm lạnh thông thường. Các gingerols dần dần phân hủy thành shogaols.

Đọc thêm