1 2 3 4 5 6 7
Món hải sản Sashimi

Món hải sản Sashimi

Sashimi được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0.5 cm, nhưng kích cỡ có thể khác nhau tuỳ vào loại nguyên liệu và người đầu bếp, ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như Wasabi, gừng và một số loại rau nhất là tía tô, bạc hà và củ cải trắng bào sợi hoặc một số loại tảo biển.

Cũng có thể nói Sashimi là "cắt thịt tươi sống ra để ăn". Nguồn gốc tên gọi theo nghĩa đen này có thể bắt nguồn từ phương pháp thu hoạch truyền thống. Cá có "tiêu chuẩn Sashimi" được bắt bằng các dây câu riêng biệt, ngay sau khi bắt được cá, người ta dùng một cái đinh nhọn đâm xuyên óc cá làm cho cá chết ngay lập tức, sau đó xếp cá vào đá xay. Quá trình này gọi là Ike jime. Vì cá chết quá nhanh như thế nên thịt nó chỉ chứa một lượng rất nhỏ axít lactic, do đó thịt cá ướp đá sẽ giữ tươi được khoảng 10 ngày mà không bị ươn, ngược lại nếu cá chết từ từ thì chất lượng sẽ giảm sút.

Từ Sashimi cũng được dùng để chỉ các món cá tươi sống khác. Nhiều người ngoại quốc thường gộp Sashimi và Sushi lại làm một. Thực ra hai món này hoàn toàn khác biệt nhau. Sushi là các món mà thành phần của cơm có giấm gạo nắn hình dạng nắm, thêm hải sản tươi sống, trứng tráng mõng, rong biển theo kiểu truyền thống v.v.

Một số loại hải sản mà người Nhật thường hay dùng làm Sashimi là: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá saba, cá chỉ vàng, cá nóc, mực, bạch tuộc, tôm biển. Một số loại, chẳng hạn như bạch tuộc phải được hấp qua cho đỡ dai[cần dẫn nguồn]. Đôi khi, người Nhật còn dùng thịt ngựa, thịt gà, gan (tất nhiên đều tươi sống) và Konyaku (một thứ thạch làm từ khoai) để làm Sashimi. Lúc đó sẽ có các món Basashi (sashimi thịt ngựa), torishashi (sashimi thịt gà), Rebasashi (sashimi gan) hay Konyakusashi (sashimi konyaku).

Cùng với sự thống trị của Nhật Bản ở bán đảo Triều Tiên và Đài Loan hàng nhiều thập kỹ, Sashimi cũng trở nên phổ biến ở các nơi này. Ở Hàn Quốc, sashimi được gọi là hoe (회).

Đọc thêm

NGUYÊN LIỆU

CÁCH THỨC LÀM

QUẢNG CÁO