Bún cá Mohinga
Món bún cá Mohinga thoạt nhìn thì nước lèo cho bún có dạng ngoài và vị khá giống với các món Laska ở Malaysia. Tuy nhiên có nhiều phiên bản của món này tại nhiều vùng của Miến Điện, ví dụ như phiên bản của người Rakhine với nhiều mắm cá Ngapi hơn và ít nước lèo hơn. Nguyên liệu cũng phụ thuộc vào sự sẵn có. Cách nấu chuẩn của món này là theo kiểu miền Nam Miến Điện, nơi mà nguồn cá tươi dồi dào hơn. Các nguyên liệu chính của món mohinga gồm: bột đậu chickpea, hoặc gạo rang xay, tỏi, hành tím, sả, bắp chuối, gừng, mắm cá,nước mắm và cá da trơn nấu trong nước lèo đậm vị và giữ nóng sốt trong các cái vạc. Món này được ăn kèm với bún, nước mắm, chanh vắt, hành tím rang vàng, ngò rí, hành lá, ớt khô giã, và một số một ăn thêm tự chọn khác như các món rán giòn, ví dụ như đậu chickpea tách đôi (pè gyaw), đậu xanh (baya gyaw), hạt bí (bu thee gyaw), cũng như thường có là trứng luộc chẻ đôi hoặc sắt miếng và bánh chiên vị cá nga hpè. Ở Myanamar vùng qu ê bún ăn kèm với phần lõi giòn của cây chuối.
Hiện nay bún Mohinga được bán cả ngày ở nhiều thị trấn và thành phố. Mohinga cũng được thay đổi để thích nghi với các bữa tiệc khác nhau và ngày nay phần nước lèo còn được đóng gói thành dạng bột khô. Những người bán hàng rong trên đường phố là người bán món này đầu tiên; họ thường đi bán lòng vòng ở các nhà hàng xóm, vốn là khách quen của họ. Một bên họ gánh nồi nước lèo được đặt trên bếp lửa, bên còn lại họ gánh bún và các nguyên liệu khác cùng tô chén. Món này bán thường xuyên nhất vào buổi sáng, và ở các quán vỉa hè hoặc tại các sân khấu ngoài trời, hoặc các gánh hát lưu động. Những người đạp xe xích lô bắt đầu xuất hiện vào những năm 1960 và vài người trong số họ mở các quán vỉa hè bán mohinga suốt ngày. Sau này, các quán cà phê và nhà hàng cũng thêm món mohinga vào thực đơn của họ.
Đọc thêm